Hậu môn nhân tạo là gì và cách chăm sóc
Trong điều trị bệnh ung thư đại tràng, có thể bệnh nhân được chỉ định cắt bỏ đại tràng và dùng hậu môn nhân tạo tạm thời hoặc vĩnh viễn để đưa chất thải ra khỏi cơ thể. Khi lắp hậu môn nhân tạo, bệnh nhân cần phải mất một khoảng thời gian để thích nghi và sử dụng thành thạo trong sinh hoạt hàng ngày.
Hậu môn nhân tạo là gì?
Hậu môn nhân tạo là chỗ mở ở hồi tràng hay đại tràng trên thành bụng tạm thời hoặc vĩnh viễn. Phân di chuyển bên trong lòng ruột rồi qua chỗ mở này và thoát ra ngoài vào túi gắn ở thành bụng. Các lỗ thoát này không có van hoặc cơ nên không thể kiểm soát được sự di chuyển của phân ra ngoài.
Tác động lớn của hậu môn nhân tạo chính là ảnh hưởng về tâm lý. Bệnh nhân thường lo lắng về việc có thể tiếp tục sinh hoạt và làm việc bình thường hay không, có bị mọi người xa lánh vì mùi hôi từ hậu môn nhân tạo hay không và những ảnh hưởng đến kinh tế gia đình,…. Vì thế, khi lắp đặt hậu môn nhân tạo, bệnh nhân sẽ được tư vấn tâm lý trước và sau khi phẫu thuật để có thể sinh hoạt bình thường sau khi điều trị.
Xem bài viết tham khảo thêm: vì sao bị bệnh trĩ.
Hậu môn nhân tạo được sử dụng khi nào?
Trong điều trị bệnh ung thư đại tràng, hậu môn nhân tạo được chỉ định khi ung thư phát triển đến giai đoạn cuối và không còn khả năng phẫu thuật cắt bỏ khối u. Trong trường hợp đại tràng của người bệnh bị tổn thương hay quá yếu, hậu môn nhân tạo sẽ được dùng trong khoảng thời gian nhất định, sau đó các đầu của ruột được nối lại khi đã hồi phục và bệnh nhân có thể đi đại tiện bình thường.
Ngoài ung thư đại tràng, hậu môn nhân tạo cũng có thể được dùng trong điều trị các bệnh khác về đại trực tràng như viêm loét trực tràng chảy nhiều máu, viêm túi thừa đại tràng, rò trực tràng – âm đạo hay rò trực tràng – bàng quang, các chấn thương và rối loạn chức năng khác,…
Đọc thêm để biết: benh vien tri nứt hậu môn.
Hậu môn nhân tạo là gì và cách chăm sóc |
Hậu môn nhân tạo được đặt ở đâu là nhiều?
Tùy vào vị trí của khối u và cơ địa của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định vị trí đặt hậu môn nhân tạo sao cho thích hợp và an toàn. Thông thường, hậu môn nhân tạo được đặt tại các vị trí như sau:
- Vùng thành bụng phẳng.
- Không để gần sẹo cũ, chỗ gồ xương.
- Không nằm ngay vị trí thắt lưng quần.
- Vị trí dễ quan sát, chăm sóc.
Vị trí đặt hậu môn nhân tạo được xác định trước khi phẫu thuật cho cả tư thế đứng và ngồi. Các bác sĩ sẽ đánh dấu vị trí đặt bằng bút trước khi phẫu thuật để đảm bảo được độ chính xác.
Chăm sóc sau khi phẫu thuật
Trong 2 ngày đầu sau khi phẫu thuật, hậu môn nhân tạo sẽ thoát chất nhầy kèm với máu, bệnh nhân sẽ được nuôi ăn bằng đường tĩnh mạch. Thông thường, khí và chất thải sẽ thoát ra ở lỗ hậu môn nhân tạo trong vòng 3 ngày. Bệnh nhân có thể bắt đầu ăn các thức ăn mềm và đặc dần. Trong 8-24 giờ sau khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể ra khỏi giường và xuất viện sau 2-4 ngày.
Một túi sẽ đặt lên bụng bệnh nhân xung quanh miệng hậu môn nhân tạo. Trong khi nằm viện, bệnh nhân và người nhà sẽ được tư vấn cách chăm sóc hậu môn nhân tạo sau khi phẫu thuật: chọn loại túi thích hợp và thường xuyên thay túi, chăm sóc cẩn thận vùng da xung quanh miệng hậu môn nhân tạo, chế độ ăn uống cần phải duy trì chức năng của hệ tiêu hóa, tránh ăn thức ăn cứng, thức ăn khó tiêu gây táo bón.
Hậu môn nhân tạo cũng có một số hạn chế với bệnh nhân như bị giới hạn về ăn uống, thể thao, làm việc và đi du lịch. Người bệnh cần phải tránh các hoạt động thể lực mạnh, nâng các vật nặng hoặc tiếp xúc cơ thể với môi trường bị ô nhiễm.
Tham khảo thêm về: khám hậu môn binh duong.
Các biến chứng khi lắp hậu môn nhân tạo
Sau phẫu thuật ung thư đại tràng để lắp hậu môn nhân tạo, các biến chứng có thể gặp bao gồm:
- Chảy máu, nhiễm trùng vết mổ.
- Hậu môn nhân tạo bị tụt vào trong xoang bụng.
- Hoại tử hậu môn nhân tạo.
- Sa hậu môn nhân tạo.
- Các biến chứng khác: thoát vị xung quanh hậu môn nhân tạo, hẹp lỗ hậu môn nhân tạo, tắc ruột,….
Khi có biến chứng, bệnh nhân cần phải thông báo ngay với bác sĩ để có biện pháp xử trí kịp thời.
Bấm nút TƯ VẤN NGAY để được bác sĩ hỗ trợ |